1. Tìm hiểu về khí thải ô tô
-
Định nghĩa về khí thải ô tô
Khí thải ô tô chính là một khái niệm nói chung về khí hoặc hạt thoát ra từ ô tô khi chúng hoạt động. Lượng khí thải này không hề tốt cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, cần có phương án, biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu để cuộc sống mãi xanh.
-
Thành phần của khí thải ô tô
Khí thải của ô tô thường sẽ bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, một số khí chủ yếu như carbon monoxide (CO), hydrocarbon (HC), oxides of nitrogen (NOx), khí nhà kính như carbon dioxide (CO2)… những khí không chỉ gây hại cho môi trường mà còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe của con người.
-
Khí thải ô tô ảnh hưởng thế nào đến môi trường và sức khỏe con người?
Khí thải ô tô có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Các khí và hạt bụi thải ra từ ô tô có thể gây ô nhiễm không khí, gây hiện tượng biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Nó sẽ gây ra các vấn đề như bệnh tim mạch, bệnh phổi,… vô cùng nguy hiểm và đáng báo động.
Một số điều cần biết về khí thải ô tô
(Nguồn: VinFast)
2. Tiêu chuẩn khí thải ô tô
Tiêu chuẩn khí thải ô tô là các quy định về mức tối đa cho nồng độ các loại khí và chất gây ô nhiễm được sản xuất trong quá trình hoạt động của ô tô. Nhằm mục đích kiểm soát và giới hạn tác động xấu của chúng đối với môi trường. Dưới đây là 6 tiêu chuẩn về khí thải mà bạn không nên bỏ lỡ.
2.1 Chuẩn khí thải Euro 1 (EC93)
Tại châu Âu, tiêu chuẩn khí thải Euro 1 được áp dụng cho tất cả các xe ô tô mới đăng ký kể từ ngày 1/1/1993. Dưới đây là các giới hạn khí thải Euro 1 cho hai loại nhiên liệu chính:
- Xe sử dụng xăng: CO: 2,72g/km, HC + NOx : 0,97g/km.
- Xe sử dụng động cơ diesel: CO: 2,72g/km, HC + NOx: 0,97g/km, PM (Chất thải hạt bụi): 0,14g/km.
2.2 Chuẩn khí thải Euro 2 (EC96)
Được áp dụng cho các xe ô tô mới đăng ký từ ngày 01/01/1997. Tiêu chuẩn khí thải Euro 2 đưa ra các giới hạn khí thải khác nhau cụ thể cho hai động cơ:
- Xe sử dụng động cơ xăng: CO 2,20g/km, HC + NOx : 0,50g/km.
- Xe sử dụng động cơ diesel: CO: 1,00g/km, HC + NOx: 0,70g/km, PM (Chất thải hạt bụi): 0,08g/km.
2.3 Chuẩn khí thải Euro 3 (EC2000)
Tiêu chuẩn áp dụng cho các xe mới đăng ký kể từ ngày 01/01/2001. Tiêu chuẩn khí thải Euro 3 đã có các giới hạn riêng biệt hẳn đối với lượng khí thải oxit nitơ và hidrocacbon cho động cơ xăng và giới hạn oxit nitơ cho động cơ diesel. Trong đó:
- Xe sử dụng động cơ xăng: CO: 2,30g/km, HC: 0,20g/km, NOx: 0,15g/km.
- Xe sử dụng động cơ diesel: CO: 0,64g/km, HC: 0,56g/km, NOx: 0,50g/km, PM: 0,05g/km.
Các tiêu chuẩn về khí thải ô tô mà bạn nên biết
(Nguồn: Tạp chí Thanh niên)
2.4 Chuẩn khí thải Euro 4 (EC2005)
Được áp dụng cho các xe ô tô đăng ký từ ngày 01/01/2006. Tiêu chuẩn này đã giảm đáng kể giới hạn cho phép đối với oxi nitơ và hạt của động cơ diesel. Quy định của tiêu chuẩn khí thải mức 4 cụ thể như sau:
- Xe sử dụng động cơ xăng: CO: 1,00g/km, HC: 0,10g/km, NOx: 0,08g/km.
- Xe sử dụng động cơ diesel: CO: 0,50g/km, HC + NOx: 0,30g/km, NOx: 0,25 /km, PM: 0,025g / km.
2.5 Chuẩn khí thải Euro 5
Tất cả các xe ô tô mới đăng ký từ ngày 01/01/2011 sẽ bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn khí thải 5. Với quy định cụ thể như sau:
- Xe sử dụng động cơ xăng: CO: 1,00g/km, HC: 0,10g/km, NOx: 0,06g/km, PM: 0,005g/km.
- Xe sử dụng động cơ diesel: CO: 0,50g/km, HC + NOx: 0,23g/km, NOx: 0,18g/km, PM: 0,005g/km PM: 6,0×10 ^ 11/km
2.6 Chuẩn khí thải Euro 6
Áp dụng cho mọi xe ô tô đăng ký mới từ ngày 01/09/2015. Euro 6 đã giảm 67% mức cho phép đối với các oxit nitơ trong diesel và giới hạn số lượng hạt cho xăng. Cụ thể như sau:
- Xe sử dụng động cơ xăng: CO: 1,00g/km HC: 0,10g/km NOx: 0,06g / km PM: 0,005g/km PM: 6,0×10 ^ 11/km.
- Xe sử dụng động cơ diesel: CO: 0,50g / km HC + NOx: 0,17g / km NOx: 0,08g/km PM: 0,005g/km PM: 6,0×10 ^ 11/km.
3. Khám phá cách xử lý khí thải ô tô
Để hạn chế tối đa nhất việc ô nhiễm môi trường do khí thải từ ô tô gây ra, ta cần có hệ thống xử lý khí thải trên ô tô đúng đắn. Dưới đây là một số giải pháp xử lý khí thải từ ô tô như sau:
3.1 Điều chỉnh về động cơ xe
- Tối ưu hóa thiết kế đỉnh pít-tông và nắp máy để tạo hiệu ứng lốc xoáy, cải thiện khả năng hòa trộn nhiên liệu và không khí.
- Sử dụng hệ thống tăng áp, tăng đường kính xupap để tối ưu hóa hiệu suất nạp.
- Điều chỉnh thời gian mở sớm của xupáp thải để tối ưu hóa quá trình cháy.
- Sử dụng các hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử, tăng áp suất phun, và lựa chọn kiểu phun đơn điểm hoặc đa điểm.
3.2 Ứng dụng công nghệ xử lý khí thải
- Áp dụng công nghệ xử lý khí thải ô tô, bao gồm bộ xử lý khí thải kiểu xúc tác 3 đường (trung hòa CO, HC, và NOx), bộ lọc PM (hạt bụi), bộ xử lý khí thải kiểu oxy hóa dành cho động cơ diesel, và bộ xử lý NOx kiểu tích lũy.
- Đảm bảo rằng các chất độc hại trong khí thải đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của các luật và tiêu chuẩn.
Có thể bạn quan tâm
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Xe Nóng Máy Và Cách Xử Lý Tận Gốc
Sự khác biệt của dầu nhớt hộp số và dầu nhớt động cơ